AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

cam-on-anh_TPB (2).jpg

ĂN THỊT BÒ, MỌC RA ĐUÔI BÒ!

Nguyễn Văn Chiến 

 Ngày 13 tháng 42015 mục  “cảm nghĩ về sự kiện 30/ tháng 04/1975” của Ban  Việt ngữ BBC đăng bài nhận định “30/4:  Sự phán xét của lịch sử” của Nguyễn Bá  Hải (NBH). Theo giới thiệu của BBC thì NBH  “sống tại Sài Gòn - làm việc tại Malaysia cho  một công ty dầu khí đa quốc gia”. Để kết thúc tôi xin có đôi lời với tác  giả. Bài nhận định  này có nhiều điểm nguỵ biện, quy chụp. Để  khỏi mất thì giờ tôi xin đi thẳng vào  bài!

 

1. NBH:  “Gợi lại chuyên xưa một chút, ví dụ như  nếu được chọn một trong hai lực lượng Tây  Sơn hoặc nhà Nguyễn thống trị Việt Nam,  bạn  chọn bên nào?”

Nhận  xét & góp ý:           
Học sử không phải là chọn vợ, đây là cách  đặt vấn đề khiên cưỡng. Chỉ có cộng sản  mới bắt hậu thế chia ông bà tổ tiên thành hai  phe “địch-ta” rồi bắt học trò... đấu  tố.          
Lịch sử là chuyện đã rồi, hậu thế không có tư cách chọn ai, loại ai mà phải công tâm nhìn nhận để rút ra bài học cho hiện tại và tương lai!       

2. NBH: “Tôi nhận thấy đa số chúng ta tự nhiên vẫn thiên lệch hơn trong tình cảm với triều đại Tây Sơn, khi họ ghi dấu ấn với lịch sử chống  ngoại xâm của người Việt bằng việc đánh  đuổi quân Thanh khỏi miền Bắc. Và có lẽ cũng  một phần do chúng ta phải học về chiến công  đó trong rường nhiều hơn, nên ta dễ dãi quên  đi họ là những nhà quản trị đất nước khá tồi. Rõ ràng là kinh tế yếu kém không đủ sức chống lại sự kiên trì bào mòn của nhà Nguyễn, pháp trị kém để triều đình rối ren không tập trung đủ hiền tài mà kháng cự quân đội đối phương.”

Nhận xét & góp ý:          
Tác giả đã thực sự mở một cuộc khảo sát, thăm dò dư luận hay phát biểu theo cảm  tính.    

Triều Tây Sơn kéo dài từ 1788 đến 1802, chỉ có 12 năm và phần lớn là chiến tranh.

Dĩ nhiên, kinh tế yếu kém là điều không thể tránh khỏi trong tình thế đó nhưng còn là  do tư duy của Nguyễn Nhạc, người chỉ muốn làm vua một cõi miền Trung. Phải đến Nguyễn Huệ mới có tầm nhìn rộng hơn nhưng ông lại chết  trẻ.

3. NBH: “Chưa kể họ không nhạy bén để nhận ra sức mạnh thực sự của thời đại của các cường quốc phương Tây, trong khi đối thủ của họ là nhà Nguyễn biết vận dụng triệt để và đánh bại họ.”

Nhận xét & góp ý:          
NBH nên học lại sử. Bị lép vế trước Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh cầu cứu bất cứ nguồn
nào có thể cầu cứu, từ Pháp đến Xiêm La (Thái Lan) chứ không phải là sự “nhạy bén  nhận ra sức mạnh thực sự của thời đại”.          

Nguyễn Ánh cầu viện Pháp từ cơ sự nào? Xin nhắc “nhận định gia Nguyễn Bá Hải”:          

Năm 1777 Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, chạy ra đảo Thổ Chu, đúng lúc nhà truyền giáo Pigneau de Behaine (sử cũ gọi là Bá Đa Lộc) có mặt tại đây. Cho rằng đây là một cơ hội tốt để thúc đẩy sứ mạng truyền giáo, Pigneau de Behaine tìm cách tiếp xúc và vận động Nguyễn Ánh cầu cứu nước Pháp. 

       
Sau khi Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn, cuối năm 1777 Nguyễn Ánh trở về Long Xuyên chiêu mộ binh tướng và lần lượt chiếm lại Sa Đéc, Long Hồ, Gia Định... đẩy quân Tây Sơn đến Bình Thuận. Năm 1780 qua mai mối của Bá Đa Lộc, một đội quân đánh thuê do người Pháp là Manuel chỉ huy đã đến đầu quân, trang bị đội quân của chúa Nguyễn bằng các loại vũ khí mới của Bồ Đào Nha, trong đó có cả 3 chiếc tàu chiến kiểu Tây phương. Manuel là chỉ huy các thuyền chiến này với chức Cai cơ. Năm 1781, quân Nguyễn lên gồm 3 vạn người với 80 chiến thuyền tấn công Tây Sơn tại Phú Yên nhưng bị bộ binh đánh tan tác, phải bỏ chạy.          

Năm 1782 quân Tây Sơn truy kích quân Nguyễn, đội tàu Tây phương bị đánh chìm, Manuel tử trận. Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc chạy ra Phú Quốc. Nguyễn Huệ rút quân về Quy Nhơn.          

Nhưng tháng 10 năm 1782, Nguyễn Ánh trở lại Sài Gòn tổ chức quân đội. Thấy vậy đầu năm 1783, quân Tây Sơn lần nữa tiến vào Nam, Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc phải đào thoát ra Phú Quốc.          

Tháng 11 năm 1783, Bá Đa Lộc sang Xiêm La vận động vua Thái giúp chúa Nguyễn. Tháng 2 năm 1784, Nguyễn Ánh cũng sang Xiêm và được vua Xiêm cho một đội quân hộ tống trở về. Tuy vậy, đội quân viện binh này bị quân Tây Sơn đánh cho tan tát trong trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút. Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc phải đào thoát sang  Xiêm.                     

Sau thất bại này, Xiêm không dám giúp Nguyễn Ánh nữa. Bá Đa Lộc phải vận động Nguyễn Ánh vận động nước Pháp. Lúc này Nguyễn Ánh mới giao Hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc mang sang làm con tin để xin trợ giúp từ phương Tây.                     

Những gì xảy ra sau đó là chuyện khác. Tuy nhiên chỉ nhắc lại để thấy rằng lúc đó nhà Nguyễn không tỏ ra nhạy bén gì hơn, chỉ hành động theo sự gấp rút và quẩn bách của tình thế. Hiểu biết lịch sử của “nhận định gia” NBH rất vớ vẩn, nhận định sai bét!

 

4. NBH: “Cho đến nay, sử Việt Nam vẫn ghi nhận công lao quân đội Tây Sơn trong việc dẹp loạn nam bắc phân tranh và lớn nhất đánh tan quân Thanh, nhưng việc bình xét cũng chỉ dừng lại tại đó.”

Nhận xét & góp ý:          
“Sử Việt Nam” là thứ sử nào? Thứ sử trong sách giáo khoa vẫn dạy ở Việt Nam ư?

   
Có lẽ trình độ sử học của NBH chỉ quẩn quanh trong mấy thứ sử giáo khoa này. Để “khai tâm, vỡ lòng”, đề nghị NBH tìm đọc cuốn “Lịch sử nội chiến Việt Nam” của Tạ Chí

Đai Trường, có những nhận xét rất xác đáng về Nguyễn Huệ!

 

5. NBH: “Còn nhà Nguyễn thì sao? Có một sự bất công không hề nhỏ cho chế độ này trong sử Việt Nam đương đại. Nguyên do chủ yếu là khi Việt Nam chuyển sang hình thái xã hội mới đáp ứng yêu cầu giành độc lập cho nước nhà, chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) non trẻ cần phải xác định tính chính danh của nó bằng cách  phủ nhận những giá trị của chính thể cũ. Cộng với sự khắc nghiệt của chiến tranh đã  thu hẹp thêm nhận thức về công lao của triều đại này đối với Việt Nam, họ dễ bị quy  chụp dựa trên hoạt động thất bại vào thời suy vong.”

Nhận xét & góp ý:            
NBH bắt cá hai tay. NBH bênh vực cho nhà Nguyễn, nhưng NBH lại biện minh cho việc “đấu tố” nhà Nguyễn của chính quyền cộng sản.                 

NBH cố tình lờ đi sự thật rành rành rằng vì mục tiêu chính trị, chính quyền cộng sản đã 
không ngại bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ cha ông.  

 

6. NBH: “Chính nhà nước Việt Nam hiện nay đang có nhiều hội thảo để khẳng định công lao của triều đại phong kiến này, nhất là việc mở rộng và định hình cho lãnh thổ Việt Nam đương đại, từ cương vực phía bắc đến đồng bằng phì nhiêu miền Nam, ra tận Trường Sa, Hoàng Sa. Nhưng chỉ tiếc thay nhà Nguyễn lại sớm ngoảnh  mặt với phương Tây và quay về thuần phục Trung Hoa, để rồi phải hoạ mất nước.”

Nhận xét & góp ý:            
Nhà Nguyễn là một thể chế quân chủ chứ không phải là thể chế “phong kiến”. Phong kiến là thể chế mà vị hoàng đế cai trị ở giữa, sau đó chia đất cho các chư hầu hay lãnh địa chung quanh. Tại Trung Quốc chế độ phong kiến tồn tại dưới thời nhà Châu và biến mất khi Tần Thủy Hoàng tóm thu thiên hạ về một mối và áp dụng biến pháp của Thương Ưởng, áp dụng chế độ quận huyện trên toàn lãnh thổ.          
Như vậy theo lịch sử thì chế độ phong kiến chưa bao giờ tồn tại ở Việt Nam.          

Sách giáo khoa lịch sử Việt Nam viết về triều nhà Nguyễn là “chế độ phong kiến chuyên chế cực kỳ phản động”: vừa sai, vừa mâu thuẫn.               

NBH tiếc lầm. Anh ta lẫn lộn giữa hiện tượng và bản chất, giữa phương tiện và cứu cánh (mục tiêu cuối cùng). Cứu cánh của Nguyễn Anh là hạ Tây Sơn, tóm thu giang sơn về một cõi. Để đạt đến cứu cánh đó, Nguyễn Ánh sử dụng nhiều phương tiện, trong đó có sự trợ giúp của Tây phương. Mục tiêu của Nguyễn Ánh không phải là xây dựng Việt Nam hùng mạnh theo con đường của Tây phương.

 

7.  NBH:  “Dù là quốc gia hay cộng sản thì giấc mơ bỏng cháy của cả dân tộc Việt Nam là được thống nhất lãnh thổ và không còn sự can dự của người nước ngoài. Nhưng thay vào cuộc tổng tuyển cử là những cuộc khủng bố đẫm máu dành cho người cộng sản dưới điều luật 10-59 của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) bảo trợ bởi người Mỹ sau khi hất cẳng Pháp. Đẩy Việt Nam hiện lên trên bản đồ thế giới với những trận chiến tàn khốc nhất nhì lịch sử thế giới cận đại.”

Nhận xét & góp ý:            
NBH sử dụng các tài liệu tuyên truyền một chiều hơi nhiều.                      

Chuyện chính quyền miền Nam thời Đệ nhất Cộng Hoà “lê máy chém” đi khắp miền Nam là một sản phẩm tuyên truyền của Trần Bạch Đằng, cũng giống như tiểu anh hùng Lê Văn Tám là trí tưởng tượng của Trần Huy Liệu.            

Với cách viết trên đây NBH trách chính phủ miền Nam không thực hiện đúng theo Hiệp định Geneve là tổng tuyển cử. Nhưng ngay từ đầu, phía cộng sản đã phá hiệp định này rồi khi bí mật cắm cán bộ lãnh đạo ở lại: Lê Duẫn lên tàu Ba Lan để tập kết, nửa đêm Võ Văn Kiệt chèo ghe ra đón vào bí mật trụ lại để tổ chức lực lượng.             

Luật 10-59 là luật chống khủng bố khi những phần tử cộng sản nằm vùng ngóc đầu dậy 
hoạt động.               

Thập niên 50 và đầu 60 điều kiện giao thông rất khó khăn, có mỗi một cái máy chém mà ì à ì ạch lôi từ Cà Mau ra tới Bến Hải, lôi lên Cao nguyên Trung phần thì bao nhiêu mới đi cho đủ?

 

8.  NBH: “Ở phía ngược lại, chính phủ VNDCCH đã không để bất cứ đồng minh nào tham chiến thay.  Họ chỉ nhận viện trợ, cố vấn quân sự hoàn toàn nằm trên vĩ tuyến 17, họ hoàn toàn tự lực cánh sinh chiến đấu mặc dù phải chịu đựng tổn thất cực lớn.”

Nhận xét & góp ý:            
Ủa, VNDCCH can dự khi nào vậy? Lâu nay vẫn tuyên truyền là Mặt trận Dân tộc Giải phóng của người miền Nam tự đứng lên mà?                     

“Họ chỉ nhận viện trợ, cố vấn quân sự hoàn toàn nằm trên vĩ tuyến 17” nhưng mìn con 
cóc, súng AK, hỏa tiễn vác vai B-40 thì xuất hiện tràn ngập ở miền Nam. Thì ở phía miền Nam, cố vấn đồng minh cũng ở phía Nam vĩ tuyến 17, có ra Bắc huấn luyện đâu?       

 

9.  NBH: “Thế nhưng dù với sức mạnh quân sự áp đảo, VNCH và đồng minh vẫn không thể đánh bại đối thủ trên chiến trường thì họ làm sao có thể giành thế thượng phong trên bàn đàm phán. VNCH không tự chiến đấu thì làm sao có thể giành quyền tự quyết cho họ. Hiệp định Paris 1973 là một ví dụ cay đắng cho tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu khi người Mỹ đơn phương quyết định điều khoản hoàn toàn bất lợi cho VNCH. 
Cái câu “thua một trận đánh nhưng thắng cả cuộc chiến” là điều chúng ta đáng phải suy ngẫm, học tập từ người cộng sản.”

Nhận xét & góp ý:            
“Chúng ta” là ai? Là phía nào? Đầu tiên, NBH cố làm ra vẻ trung lập, không bênh bên nào với giọng điệu của VNDCCH. Đến đây, khi khuyên phía miền Nam phải “học tập từ người cộng sản”, anh ta lại xưng hô như thể anh là người của phía VNCH!                    

Dĩ nhiên VNCH thua có nhiều lý do. Lý do do sự yếu kém của VHCN, của thế cờ quốc tế, của sự rút lui của Mỹ.          

Nhưng VNCH còn thua vì sự phản bội dân tộc của VNDCCH. Ai đứng yên, thậm chí còn nối giáo cho giặc vào lúc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa vào năm 1974? Chính lúc này quân cộng sản đã gia tăng áp lực chiến trường và kế họach đổ bộ tái chiếm Hoàng Sa của Thủy quân lục chiến VNCH phải bãi bỏ.          

Có thể cộng sản “thua một trận đánh nhưng thắng cả cuộc chiến” nhưng còn dân tộc VN thì sao? Khi cộng sản “thắng cả cuộc chiến”  thì đó là lúc dân tộc này bị thua, hậu quả nhãn tiền đã thấy rành rành!

 

10.  NBH: “Đơn cử một ví dụ khác nữa trong suốt thời kỳ chiến tranh, tại sao VNCH không xâm lược miền Bắc? Vì họ hiền hơn? Không, chỉ đơn giản là họ không làm  được trước sự chặt chẽ của miền Bắc. Bao nhiêu đợt xâm nhập đều bị đánh bật hoặc  tiêu diệt tại chỗ.”

Nhận xét & góp ý:     
Càng nói càng chứng tỏ là mình dốt sử. VNCH có tổ chức các đợt xâm nhập miền Bắc nhưng đó là các hoạt động do thám, phá hoại hậu phương theo lối đánh biệt kích, không phải “xâm lược”.          

Chiến tranh (bộ binh) không vượt quá vĩ tuyến 17 vì đó là chủ thuyết của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh: ngăn chặn, giữ tình thế hiện hữu. Trong khi đó các cuộc oanh tac miền Bắc chủ yếu diễn ra với hai mục tiêu: phá hủy tiềm lực hậu phương và tạo áp lực trên bàn đàm phán!

 

11.  NBH: “VNCH là một chính thể được dựng lên sau, có ưu thế hơn hẳn về kinh tế quân sự và được bao đồng minh hùng mạnh giúp đỡ với những khoản viện trợ khổng lồ. Nhưng họ không thể làm được điều họ mong muốn là trở nên một quốc gia cường thịnh và thống nhất Việt Nam. Thay vào đó là nền chính  trị lỏng lẻo, kinh tế phập phù  lệ thuộc vào chiến phí, tổ chức quân đội yếu kém… thì bạn tiếc gì một chính thể như  vậy. Trong khi người Mỹ là kẻ thực dụng, họ thuyết phục được Trung Hoa quay sang chống liên bang Xô Viết thì đương nhiên họ phải nhả miêng xương này ra thôi, sao họ phải mãi ném người, tiền vào cái túi không đáy này được.”

Nhận xét & góp ý:            
Lại ngụy biện, lập lờ đánh lận con đen!           

Trong điều kiện chiến tranh, đối phó cuộc chiến chính quy và cuộc chiến khủng bố theo 
lối gài mìn và pháo kích, kinh tế miền Nam không khá nhưng đời sống vẫn sung túc so với miền Bắc. Còn bây giờ, sau 40 năm hoà bình, kinh tế Việt Nam vẫn phập phù theo... thương lái Trung Quốc và tình hình cửa khẩu!                 

Nói đến chính trị thì phải nó yếu tố dân chủ, minh bạch. Không ai đưa tính “chặt chẽ” 
ra làm thước đo. Nhưng xét tình hình hiện tại thì quả Việt Nam không hề có một nền chính trị “chặt chẽ” mà chỉ có một bộ máy theo dõi, đàn áp chặt chẽ.          

Thủ tướng nói, Toà án tối cao ra phán quyết mà tỉnh, huyện và xã chây ì, không thèm thực hiện thì làm sao gọi là “chính trị chặt chẽ”?          

Trong khi đó thì các giềng mối xã hội – văn hoá thì rất lỏng lẽo với tình trạng băng hoại đạo đức. Thí dụ rất nhiều, miễn dẫn chứng!                     

Mỹ thực dụng thật nhưng còn ông bạn hữu nghị Trung Quốc thì sao?     

 

12. NBH: “Đến giờ chúng ta vẫn tiếc rẻ cho nhà Tây Sơn. Vậy tại sao chúng ta không công tâm với nhà nước hiện tại của Việt Nam, một nhà nước đã chấm dứt sự chiếm đóng của Pháp và sự can dự của Mỹ. 

Chính cái quyền tự quyết vận mệnh quốc gia mới là cái di sản đáng giá nhất mà người 
cộng sản để lại cho Việt Nam, mỗi khi nghĩ về dịp 30/4 thống nhất Việt Nam.”

Nhận xét & góp ý:            
Lại ngụy biện, lập lờ. Luận chuyện hôm nay thì nhìn vào sự thể hôm nay, sao lại đưa ra 
một so sánh khập khiễng với nhà Tây Sơn? Hiện tại đảng cộng sản có quyền tự quyết hay không? Biết dự án bauxite lỗ nhưng phải đồng ý.               

NBH tự mâu thuẫn với mình. Theo NBH thì Tây Sơn có công đánh giặc nhưng quản trị kinh tế tồi, do đó phải giao cho nhà Nguyễn. Tại sao cộng sản quản trị kinh tế tồi thế mà không tự rút lui, đòi cầm quyền mãi?

 

13. NBH: “Họ đã làm được việc cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh từng thành công. Nếu lấy những tiêu chí thụ hưởng vật chất xã hội và quyền lợi chính trị của bộ phận nhỏ thị thành ra để đánh giá thành công hay thất bại trong mô hình xã hội thì đó là một tiêu chí bất công. Vì những cái bất cập hiện tại là ngoài việc duy ý chí của chế độ này. Nó còn do những di sản tiêu cực của lịch sử Việt Nam, từ những thói quen xấu chung của người Việt, cho đến sự cạnh tranh quốc tế gay gắt.”

Nhận xét & góp ý:          
Cần phải nhìn ra sự thật: người Việt Nam chưa bao giờ xấu như bây giờ. Chính phủ VNCH có thể không hoàn hảo nhưng nên giáo dục VNCH là một nền giáo dục nhân bản, đào tạo một thế hệ chuyên môn có năng lực và có đức.                    

Ông Lý Quang Diệu từng thú nhận là nếu có một hòn đảo cho những người VNCH di tản trú ngụ, hòn đảo này sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng sợ của Singapore.               

Năm 1975 khi vào Sài Gòn nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, đạo diễn miền Bắc đã ngạc nhiên: tưởng miền Nam đồi trụy và sa đọa, nào ngờ biết dạy con trẻ lễ phép, thấy người lớn là thưa, trẻ nhỏ ngoài Bắc hoàn toàn không được như vậy. Hơn 20 cầm quyền ngoài Bắc họ làm hỏng trẻ con miền Bắc, sau đó thêm 40 năm cầm quyền trên cả nước, cộng sản đã làm hỏng cả nước!

 

14.  NBH: Sự thụ hưởng vật chất là điều không sớm hay muộn mà thôi, nếu một quốc gia làm tốt khâu quản trị kinh tế. Chính cái quyền tự quyết vận mệnh quốc gia mới là cái di sản đáng giá nhất mà người cộng sản để lại cho Việt Nam, mỗi khi nghĩ về dịp 30/4 thống nhất Việt Nam. Dù sao hiện tại, tôi cũng không tán thành những lễ kỷ niệm xa hoa vào ngày 30/4 hàng năm làm gì. Tôi nghĩ rằng nên thành tâm nghĩ về những người  đã ngã xuống trong cuộc chiến là đủ. Dù người thành kẻ bại, thì tất cả đã chết vì một mục tiêu chung đó là sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Phải chăng đến lúc chữ "kẻ địch" nên thay bằng “đối phương” là được rồi. Ở vị trí nào đi nữa thì cách thu phục lòng người tốt nhất há chẳng phải là tôn trọng người đối lập với mình chăng. Cay cú hay tự phụ đều là tâm lý của kẻ nhược tiểu. Lịch sử nhân loại đã chọn Việt Nam làm nút thắt khốc liệt nhất của hai dòng ý thức hệ đối lập. Dân tộc Việt Nam đã vượt qua được bằng nỗ lực không tưởng. Do đó không có lý do gì mà ta lại phải nhìn về 40 năm trước bằng tâm lý nhược tiểu nữa. Hãy ngẩng đầu lên, bắt tay và nhìn về phía trước đi.

Nhận xét & góp ý:            
Cuối tháng 5 này tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ. Hãy khuyên ông ta câu này để quên hết những gì đã bàn với Tập Cận Bình!

 

Thay lời kết 

Khi chúng ta ăn thịt bò thì cơ  thể chúng ta sẽ loại thải những chất cặn bã của thịt bò ra ngoài và hấp thụ những tinh túy của  nó: qua quá trình bài tiết và tiêu hoá, những tinh chất của bò sẽ trở thành các dưỡng chất nuôi sống các tế bào trong cơ thể chúng ta. Nói tóm lại: chúng ta ăn thịt bò đó là để biến thịt bò thành... thịt  người.       

Còn NBH đã làm gì? Anh ta ăn thịt bò nhưng không thấy anh ta hấp thụ những tinh túy của nó biến thành thịt người mà chỉ thấy thân thể của anh ta mọc ra da bò, lông bò, đuôi bò và đầu bò!     

Chúng ta ôn lại những sự kiện lịch sử là để vận dụng vào những bài học của ngày hôm nay. Thành công và thất bại của Tây Sơn, Nhà Nguyễn hay Cộng sản cũng là một phần của lịch sử, chúng ta phải nhìn lại giai đọan qua với cái nhìn công tâm để loại bỏ cái dở và học cái hay để tiến về phía trước.   

NBH mang giọng minh triết ra nói lòng vòng về nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn nhưng lại nói sai bét và cuối cùng thì rút ra cái kết luận sặc mùi “tuyên giáo”, làm lộ lộ cái đuôi chuột cộng sản dài thòng.

 

Nguyễn Văn Chiến 

 

30/4: Sự phán xét của lịch sử

Nguyễn Bá HảiGửi cho BBC

Ảnh chụp tháng 12 năm 2014 ở TP. Saigon

Gợi lại chuyên xưa một chút, ví dụ như nếu được chọn một trong hai lực lượng Tây Sơn hoặc nhà Nguyễn thống trị Việt Nam, bạn chọn bên nào?

Tôi nhận thấy đa số chúng ta tự nhiên vẫn thiên lệch hơn trong tình cảm với triều đại Tây Sơn, khi họ ghi dấu ấn với lịch sử chống ngoại xâm của người Việt bằng việc đánh đuổi quân Thanh khỏi miền Bắc.

Và có lẽ cũng một phần do chúng ta phải học về chiến công đó trong trường nhiều hơn, nên ta dễ dãi quên đi họ là những nhà quản trị đất nước khá tồi. Rõ ràng là kinh tế yếu kém không đủ sức chống lại sự kiên trì bào mòn của nhà Nguyễn, pháp trị kém để triều đình rối ren không tập trung đủ hiền tài mà kháng cự quân đội đối phương. Chưa kể họ không nhạy bén để nhận ra sức mạnh thực sự của thời đại của các cường quốc phương Tây, trong khi đối thủ của họ là nhà Nguyễn biết vận dụng triệt để và đánh bại họ.

Cho đến nay, sử Việt Nam vẫn ghi nhận công lao quân đội Tây Sơn trong việc dẹp loạn nam bắc phân tranh và lớn nhất đánh tan quân Thanh, nhưng việc bình xét cũng chỉ dừng lại tại đó.

Còn nhà Nguyễn thì sao? Có một sự bất công không hề nhỏ cho đế chế này trong sử Việt Nam đương đại. Nguyên do chủ yếu là khi Việt Nam chuyển sang hình thái xã hội mới đáp ứng yêu cầu giành độc lập cho nước nhà, chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) non trẻ cần phải xác định tính chính danh của nó bằng cách phủ nhận những giá trị của chính thể cũ. Cộng với sự khắc nghiệt của chiến tranh đã thu hẹp thêm nhận thức về công lao của triều đại này đối với Việt Nam, họ dễ bị quy chụp dựa trên hoạt động thất bại vào thời suy vong.

Chính nhà nước Việt Nam hiện nay đang có nhiều hội thảo để khẳng định công lao của triều đại phong kiến này, nhất là việc mở rộng và định hình cho lãnh thổ Việt Nam đương đại, từ cương vực phía bắc đến đồng bằng phì nhiêu miền nam, ra tận Trường Sa, Hoàng Sa. Nhưng chỉ tiếc thay nhà Nguyễn lại sớm ngoảnh mặt với phương Tây và quay về thuần phục Trung Hoa, để rồi phải hoạ mất nước.

Quay lại thực tại, đã có quá nhiều sách báo và vô vàn nghiên cứu chi tiết cuộc chiến Việt Nam rồi, tôi không muốn nhắc lại ở đây. Tôi chỉ muốn các bạn tự vấn lại những vấn đề sau.

Dù là quốc gia hay cộng sản thì giấc mơ bỏng cháy của cả dân tộc Việt Nam là được thống nhất lãnh thổ và không còn sự can dự của người nước ngoài. Nhưng thay vào cuộc tổng tuyển cử là những cuộc khủng bố đẫm máu dành cho người cộng sản dưới điều luật 10-59 của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bảo trợ bởi người Mỹ sau khi hất cẳng Pháp. Đẩy Việt Nam hiện lên trên bản đồ thế giới với những trận chiến tàn khốc nhất nhì lịch sử thế giới cận đại.

pic

Tác giả nói ngày 30/4 là dịp thành tâm nghĩ về những người đã ngã xuống trong cuộc chiến

Ở phía ngược lại, chính phủ VNDCCH đã không để bất cứ đồng minh nào tham chiến thay. Họ chỉ nhận viện trợ, cố vấn quân sự hoàn toàn nằm trên vĩ tuyến 17, họ hoàn toàn tự lực cánh sinh chiến đấu mặc dù phải chịu đựng tổn thất cực lớn. Thế nhưng dù với sức mạnh quân sự áp đảo, VNCH và đồng minh vẫn không thể đánh bại đối thủ trên chiến trường thì họ làm sao có thể giành thế thượng phong trên bàn đàm phán. VNCH không tự chiến đấu thì làm sao có thể giành quyền tự quyết cho họ. Hiệp định Paris 1973 là một ví dụ cay đắng cho tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu khi người Mỹ đơn phương quyết định điều khoản hoàn toàn bất lợi cho VNCH. Cái câu “thua một trận đánh nhưng thắng cả cuộc chiến” là điều chúng ta đáng phải suy ngẫm, học tập từ người cộng sản.

Đơn cử một ví dụ khác nữa trong suốt thời kỳ chiến tranh, tại sao VNCH không xâm lược miền Bắc? Vì họ hiền hơn? Không, chỉ đơn giản là họ không làm được trước sự chặt chẽ của miền Bắc. Bao nhiêu đợt xâm nhập đều bị đánh bật hoặc tiêu diệt tại chỗ.

VNCH là một chính thể được dựng lên sau, có ưu thế hơn hẳn về kinh tế quân sự và được bao đồng minh hùng mạnh giúp đỡ với những khoản viện trợ khổng lồ. Nhưng họ không thể làm được điều họ mong muốn là trở nên một quốc gia cường thịnh và thống nhất Việt Nam. Thay vào đó là nền chính trị lỏng lẻo, kinh tế phập phù lệ thuộc vào chiến phí, tổ chức quân đội yếu kém… thì bạn tiếc gì một chính thể như vậy. Trong khi người Mỹ là kẻ thực dụng, họ thuyết phục được Trung Hoa quay sang chống liên bang Xô Viết thì đương nhiên họ phải nhả miêng xương này ra thôi, sao họ phải mãi ném người, tiền vào cái túi không đáy này được.

Đến giờ chúng ta vẫn tiếc rẻ cho nhà Tây Sơn. Vậy tại sao chúng ta không công tâm với nhà nước hiện tại của Việt Nam, một nhà nước đã chấm dứt sự chiếm đóng của Pháp và sự can dự của Mỹ.

"Chính cái quyền tự quyết vận mệnh quốc gia mới là cái di sản đáng giá nhất mà người cộng sản để lại cho Việt Nam, mỗi khi nghĩ về dịp 30/4 thống nhất Việt Nam.

Họ đã làm được việc cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh từng thành công. Nếu lấy những tiêu chí thụ hưởng vật chất xã hội và quyền lợi chính trị của bộ phận nhỏ thị thành ra để đánh giá thành công hay thất bại trong mô hình xã hội thì đó là một tiêu chí bất công. Vì những cái bất cập hiện tại là ngoài việc duy ý chí của chế độ này. Nó còn do những di sản tiêu cực của lịch sử Việt Nam, từ những thói quen xấu chung của người Việt, cho đến sự cạnh tranh quốc tế gay gắt. Sự thụ hưởng vật chất là điều không sớm hay muộn mà thôi, nếu một quốc gia làm tốt khâu quản trị kinh tế. Chính cái quyền tự quyết vận mệnh quốc gia mới là cái di sản đáng giá nhất mà người cộng sản để lại cho Việt Nam, mỗi khi nghĩ về dịp 30/4 thống nhất Việt Nam.

Dù sao hiện tại, tôi cũng không tán thành những lễ kỷ niệm xa hoa vào ngày 30/4 hàng năm làm gì. Tôi nghĩ rằng nên thành tâm nghĩ về những người đã ngã xuống trong cuộc chiến là đủ.

Dù người thành kẻ bại, thì tất cả đã chết vì một mục tiêu chung đó là sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Phải chăng đến lúc chữ "kẻ địch" nên thay bằng “đối phương” là được rồi.

Ở vị trí nào đi nữa thì cách thu phục lòng người tốt nhất há chẳng phải là tôn trọng người đối lập với mình chăng. Cay cú hay tự phụ đều là tâm lý của kẻ nhược tiểu. Lịch sử nhân loại đã chọn Việt Nam làm nút thắt khốc liệt nhất của hai dòng ý thức hệ đối lập. Dân tộc Việt Nam đã vượt qua được bằng nỗ lực không tưởng. Do đó không có lý do gì mà ta lại phải nhìn về 40 năm trước bằng tâm lý nhược tiểu nữa.

Hãy ngẩng đầu lên, bắt tay và nhìn về phía trước đi.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, sống tại Sài Gòn và làm việc tại Malaysia cho một công ty dầu khí đa quốc gia. Bài được gửi tới BBC sau khi BBC mời độc giả tham gia viết bài vở, đóng góp tư liệu, chia sẻ thông tin, cảm nghĩ về sự kiện 30/04/1975 về địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/04/150413_phan_xet_cua_lich_su


up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

 

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
msn
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao
Radio_VNHN

TIME